Hơn một km đường Văn Cao – Liễu Giai (quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ được rào chắn để thi công xén dải phân cách, mở rộng lòng đường trong 2 tháng.
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết từ 9/7 đến ngày 9/10, đơn vị thi công sẽ điều chỉnh kích thước dải phân cách để mở rộng mặt đường Liễu Giai – con đường được mệnh danh là “đẹp nhất Thủ đô” với chiều dài 390 m, chiều rộng trung bình mỗi bên 6 m; đường Văn Cao dài 620 m, rộng trung bình mỗi bên 6 m.
Cận cảnh dải phân cách sắp bị xén
Mặt đường Liễu Giai, Văn Cao (quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ được mở rộng trung bình mỗi bên thành 6 m. Thời gian thi công trong khoảng 3 tháng.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa thông báo phương án rào chắn, phân luồng giao thông để thi công mở rộng mặt đường Liễu Giai, đường Văn Cao (quận Ba Đình).
Tuyến đường này đã từng một thời được mệnh danh là “con đường đẹp nhất thủ đô”.
Với giải phân cách giữa đường lớn, với nhiều cây xanh mát.
Sau khi thực hiện xây dựng cầu vượt Nguyễn Chí Thanh – Kim Mã, tuyến đường này đã phải c̼ắ̼t̼ một đoạn dài giải phân cách.
Hiện đoạn đầu phố Liễu Giai, nơi giao c̼ắ̼t̼ với đường Đội Cấn và nối với đường Văn Cao. Những cây cọ có tuổi đời vài chục năm cũng chuẩn bị phải chuyến đi nơi khác.
Cũng như giải phân cách với những cây xanh tuyệt đẹp trên đường Văn Cao cũng phải di dời nhường cho dự án mở rộng lòng đường.
Hiện đơn vị thi công đang rào chắn và sẽ thu hẹp dải phân cách, mở rộng mặt đường Liễu Giai – Văn Cao với kích thước chiều dài 390 m, chiều rộng trung bình mỗi bên 6 m. Thời gian thi công từ tháng 7 đến tháng 10.
Quá trình thi công, nhà thầu sẽ rào chắn bằng hàng rào tôn với kích thước chiều dài 400 m, chiều cao 2 m. Trong thời gian thi công, Sở GTVT cấm ô tô dừng, đỗ trên đường Liễu Giai cả hai chiều. Các phương tiện giao thông đường bộ lưu thông bình thường trên hai chiều đường Liễu Giai – Văn Cao.
Sở GTVT yêu cầu nhà thầu chỉ được phép thi công vào ban đêm (từ 22h đến 5h) và từng đoạn để đảm bảo an toàn và tránh gây ùn tắc. Đồng thời, đơn vị phải bố trí biển báo, rào chắn, đèn cảnh báo ban đêm.
Sở cũng bố trí người hướng dẫn, phân luồng và cảnh báo từ xa cho các phương tiện giao thông theo quy định.
Từ năm 2019, Hà Nội đã nhiều lần thực hiện việc xén dải phân cách, mở rộng lòng đường, giảm ùn tắc giao thông kết hợp với chỉnh trang cây xanh trên nhiều tuyến phố.
>>> Xem thêm: Dự án đường Vành đai 4 hơn 60 nghìn tỷ đồng Vùng Thủ đô: Sau 10 năm vẫn “dậm chân tại chỗ”
Nhiều đường lớn sắp mở trong vùng nội đô lịch sử Hà Nội
Trước đó, hồi tháng 3/2021, thành phố Hà Nội cũng công bố 6 đồ án quy hoạch phân khu trong vùng nội đô lịch sử. Khu vực này giới hạn từ phía Nam sông Hồng đến đường Vành đai 2, bao gồm 4 quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình.
Theo quy hoạch, có nhiều tuyến đường sẽ được mở trong tương lai ở vùng nội đô lịch sử. Dưới đây là 4 tuyến đường sắp mở và 3 tuyến đường khác đang mở trong khu vực này.
Đường Vành đai I, đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục (quận Đống Đa và Ba Đình)
Toàn cảnh tuyến đường Hoàng Cầu – Voi Phục sẽ mở trong tương lai. (Ảnh: Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2020 TP Hà Nội).
Đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục thuộc tuyến đường Vành đai I từ đê Nguyễn Khoái đến Cầu Giấy, là đường trục chính đô thị nằm trên trục Đông – Tây thuộc khu vực trung tâm thành phố. Đây là một trong những dự án đường giao thông trọng điểm tại quận Đống Đa – Ba Đình năm 2021.
Tuyến đường có chiều dài 2.274 m, mặt c̼ắ̼t̼ ngang 50 m, diện tích khoảng 153.341 m2 (bao gồm 2 cầu vượt tại các nút Giảng Võ – Láng Hạ và nút Nguyễn Chí Thanh).
Điểm đầu của dự án là nút giao Hoàng Cầu – La Thành, điểm cuối tiếp giáp với tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội, thuộc khu vực đền Voi Phục.
Theo danh mục dự án vốn ngân sách thu hồi đất năm 2021 được HĐND TP Hà Nội thông qua, năm nay thành phố sẽ tiến hành thu hồi 6,67 ha thuộc các phường Giảng Võ, Ngọc Khánh, Thành Công để tiếp tục triển khai dự án.
Đường Vạn Phúc – Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình)
Vị trí tuyến đường Vạn Phúc – Hoàng Hoa Thám. (Ảnh: Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2020 TP Hà Nội).
Đường Vạn Phúc – Hoàng Hoa Thám chạy dọc phía Đông phường Liễu Giai, giáp ranh với phường Đội Cấn. Chiều dài toàn tuyến khoảng 1,2 km, mặt c̼ắ̼t̼ ngang 30 m. Tuyến đường bắt đầu từ ngõ 218 Đội Cấn (mặt sau của khách sạn La Thành), qua ngõ 279 Đội Cấn, điểm cuối là phố Hoàng Hoa Thám (đoạn phía Tây Tổng Công Ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội HABECO).
Hiện nay ngõ 218 và 279 Đội Cấn đã thông và sẽ còn được mở rộng. Đoạn từ ngõ 279 Đội Cấn đến Hoàng Hoa Thám sẽ được mở mới, đi qua một khu dân cư đông đúc chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng.
Dự án đường Vạn Phúc – Hoàng Hoa Thám đã được đưa vào danh mục dự án thu hồi đất để thực hiện năm 2020.
Đường Núi Trúc – Sơn Tây (quận Ba Đình)
Vị trí tuyến đường Núi Trúc – Sơn Tây. (Ảnh: Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2020 TP Hà Nội).
Dự án cống hóa và xây dựng tuyến đường Núi Trúc – Sơn Tây nằm trong danh mục các dự án thu hồi đất năm 2021 do HĐND TP Hà Nội phê duyệt. Đường sắp mở này dài khoảng 1 km, chạy dọc địa bàn giáp ranh giữa phường Kim Mã và phường Đội Cấn, quận Ba Đình.
Điểm đầu tuyến đường là nút giao giữa phố Vạn Phúc và cuối ngõ 218 Đội Cấn, điểm cuối là phố Sơn Tây (đoạn giao với phố Trần Phú). Năm nay thành phố sẽ tiến hành thu hồi 1 ha đất thuộc các phường Kim Mã, Đội Cấn để thực hiện dự án.
Đường Kim Mã – Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình)
Vị trí tuyến đường Kim Mã – Hoàng Hoa Thám. (Ảnh: Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2020 TP Hà Nội).
Đường Kim Mã – Hoàng Hoa Thám là tuyến quan trọng để nối ba trục đường của thành phố: Hoàng Hoa Thám, Đội Cấn và Kim Mã. Dự án đã được đưa vào kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2020. Đường nối này có chiều dài tuyến khoảng 1 km, bắt đầu từ đường Kim Mã, đi qua trường tiểu học Đại Yên, điểm cuối là đường Hoàng Hoa Thám (đi qua giữa nhà số 99 và 101).
Trục đường khi hoàn tất sẽ góp phần cải thiện mạng lưới giao thông trong khu vực, hạ tầng kỹ thuật và tạo thuận lợi cho việc đầu tư phát triển đô thị. Ngoài 4 đường sắp mở nói trên, trong vùng nội đô lịch sử con có hai tuyến đường lớn khác đang thi công nhưng chưa hoàn thành là đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài ở quận Đống Đa và đường Đại La – Minh Khai ở quận Hai Bà Trưng.
Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa)
Tuyến đường vẫn đang vướng mắc GPMB nên chưa thể hoàn thành. Tuyến đường dài 1,3 km, mặt c̼ắ̼t̼ ngang 28,3 – 30 m, kéo dài từ nút giao đường Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Chí Thanh đến nút giao Voi Phục.
Tổng kinh phí đầu tư của dự án là gần 350 tỷ đồng. Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài sẽ kết nối hệ thống các tuyến giao thông chính trong khu vực, giảm tải cho các tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, đường Láng (thuộc Vành đai II) và đường Đê La Thành (thuộc Vành đai I, đoạn Voi Phục – Giảng Võ).
Dự án được quy hoạch từ năm 2000, UBND TP Hà Nội phê duyệt năm 2003 nhưng do vướng mắc về vốn đầu tư và giải phóng mặt bằng, đến năm 2019, dự án mới được tái khởi động. Trong danh mục dự án vốn ngân sách thu hồi đất năm 2021, năm nay thành phố sẽ thu hồi 3,9 ha đất thuộc các phường Kim Mã, Đội Cấn để hoàn thành dự án.
Đường Đại La – Minh Khai (quận Hai Bà Trưng)
Đường Đại La – Minh Khai nằm trong dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến đường vành đai II trên cao trục Vĩnh Tuy – Ngã tư Sở, tổng mức vốn đầu từ 9.400 tỷ đồng và được khởi công từ tháng 4 năm 2018. Tuyến đường dài gần 3 km, rộng từ 53,5 – 63,5 m với 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ. Đến nay, đoạn đường Ngã Tư Sở – Trường Chinh – Ngã Tư Vọng đã được thông xe, còn đoạn Đại La – Minh Khai đang hoàn thiện.
Theo Tiền phong, Doanh nghiệp niêm yết
>>> Xem thêm: Hơn 2.800 tỷ đồng sửa chữa tuyến đường 70 đoạn Hà Đông – Văn Điển: Dân sắp được ‘đổi đời’?