Thời bao cấp đã lùi xa hơn 30 năm nhưng với nhiều người từng sống trong giai đoạn đó, đây là cả một miền ký ức không thể nào quên, đặc biệt là những ngày cận Tết Nguyên Đán.
Một thời đã xa
Những bức ảnh chụp những ngày Tết tại Hà Nội thật bình yên trong những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, năm nào cũng được chia sẻ lại nhưng luôn khiến không ít người ước gì cho thời gian trở lại. Mặc dù đất nước đã đổi mới được gần 30 năm, quá khứ đã lùi xa, Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung của thời bao cấp giờ chỉ còn trong ký ức những người sinh từ những năm 70 trở về trước với muôn vàn trải nghiệm.
Trong nhiều ngày qua, cư dân mạng liên tục truyền tay nhau nhiều bức ảnh về Tết xưa Hà Nội với cảnh sắm tết tấp nập ở chợ Đồng Xuân hay không khí đón tết rộn ràng trong tiếng pháo. Đặc biệt, cảnh người dân đứng xếp hàng dài chờ nhận hàng Tết thời bao cấp khiến nhiều người hết sức xúc động. Tết xưa nghèo mà vui quá, còn Tết nay no đủ, mọi thứ sắm sửa cũng sẵn, mà sao vẫn thấy thiếu thiếu điều gì…




Quầy hàng Tết xưa đơn giản vậy thôi: dăm chai rượu chanh, mứt Tết tổng hợp, ít bánh kẹo… mà khiến bọn trẻ háo hức lạ.


Khung cảnh xếp hàng mậu dịch ở Hà Nội những năm 1960 – 1970 khi mua bán túi đồ Tết. Mứt và bánh chưng là hai thứ không thể thiếu trong dịp Tết.


Mua vải may quần áo cho trẻ con.



Mâm cỗ ngày Tết khi xưa cũng có đủ món thịnh soạn.

Dịp cuối năm, những ngày sắm tết, tất cả đều xôn xao, lo lắng, và cả hồi hộp, chờ đợi quyết định của Nhà nước cho mức tết thế nào. Từng túi quà tết có hộp mứt, chai rượu hồng, bao thuốc, gói trà, bánh pháo to nhỏ lớn bé tùy từng mức phiếu, đó là cả một niềm vui nỗi lo. Lo đi xếp hàng để kịp mua. Vui vì mua được, có chút hương vị tết trong nhà.
Một quầy bán pháo dịp Tết xưa, những hình này sẽ đi vào ký ức bao người bởi từ sau năm 1995, nước ta có lệnh cấm đốt pháo nữa.

‘
Tờ tiền ngày xưa, theo thông lệ, vào sáng mùng 1, trẻ em sẽ được người lớn mừng tuổi để thêm phần may mắn trong năm mới.


Tiếng pháo nổ đì đùng sẽ còn in dấu trong tâm trí bao người đã từng đi qua thời gian.


Ngày giáp Tết, tàu xe đi lại rất khó khăn. Nhiều người phải thay nhau sắp hàng mua vé tàu suốt mấy ngày đêm may ra mới mua được vé. Không mua được vé, nhiều người phải ngồi trên nóc tàu.



Sau Tết, mọi người bắt đầu trở lại với công việc của mình. Với mỗi người làm ăn xa, giây phút ấm áp được trở về đoàn tụ bên gia đình những ngày Tết tuy ngắn ngủi nhưng sẽ là động lực giúp họ cố gắng làm việc trong suốt năm tới
Đó là một thời ăn chẳng đủ no, áo chẳng đủ ấm, Tết Nguyên đán có lẽ là thời điểm no đủ và hạnh phúc nhất trong năm. Có phải vì thế mà mỗi khi nhắc đến, những người của thế hệ cũ, và những đứa trẻ ngày xưa, nay đã lên đầu 3, đầu 4 vẫn cảm thấy bồi hồi, xao xuyến?